Thu thập Zalo ID (UID) tại khu trưng bày – khu tự phục vụ cho ngành Retail và FnB

1. Giới thiệu về giải pháp

  • Đây là kịch bản thu UID tại tủ trưng bày – quầy tự chọn – khu trải nghiệm sản phẩm, nơi khách dễ dừng lại và có thời gian quét mã.

  • Mục tiêu: Khuyến khích hành động nhỏ (quét để đánh giá, nhận ưu đãi, chơi game...) dẫn về Mini App và ghi nhận UID.

  • Ưu điểm: Không cần nhân sự hỗ trợ, dễ triển khai đồng loạt, áp dụng hiệu quả cho điểm chạm không tương tác trực tiếp.

2. Luồng hoạt động

2.1 Xác định điểm chạm triển khai

  • Ngành FnB:

    • Điểm chạm: tủ bánh, quầy nước tự phục vụ, quầy salad, quầy buffet,...

    • Đặc điểm không gian: thiết kế mở – khách tự quan sát, tự lấy sản phẩm.

    • Hành vi phổ biến:

      • Dừng lại vài giây để đọc tên món, nguyên liệu

      • Tò mò với món mới (theo ngày hoặc theo giờ)

      • Hay quay lại khu này nhiều lần mỗi ngày (ví dụ: buffet)

  • Ngành Retail:

    • Điểm chạm: kệ mỹ phẩm dùng thử, quầy demo sản phẩm gia dụng, kệ trưng bày hàng mới,...

    • Đặc điểm không gian: Khách chủ động tiếp cận sản phẩm, không bị làm phiền.

    • Hành vi phổ biến:

      • Test sản phẩm (kem dưỡng, nước hoa, dụng cụ)

      • So sánh nhiều sản phẩm tại cùng vị trí

      • Thường cầm điện thoại sẵn → tiện quét mã nếu thấy hấp dẫn

  • Tại cả 2 ngành, điểm chung là:

    • Khách đang trong trạng thái “khám phá” → Dễ tiếp nhận thông tin và hành vi.

    • Không bị nhân viên thúc ép → Cảm thấy thoải mái.

    • Quét QR là không yêu cầu tương tác phức tạp.

2.2 In mã QR và triển khai tại điểm chạm

  • Vị trí gắn mã QR:

    • FnB:

      • Test sản phẩm (kem dưỡng, nước hoa, dụng cụ)

      • So sánh nhiều sản phẩm tại cùng vị trí

      • Thường cầm điện thoại sẵn → tiện quét mã nếu thấy hấp dẫn

    • Retail:

      • Dán tại bảng thông tin sản phẩm hoặc kệ trưng bày sản phẩm mới

      • Gắn lên bảng mica hướng dẫn dùng thử

  • Nội dung hiển thị QR: Không dùng ưu đãi để dẫn dụ → Tập trung kêu gọi hành vi thật:

    • FnB: “Bạn thấy món này ngon không? Quét để cho tụi mình biết nhen!”

    • Retail: “Vừa thử xong? Quét để đánh giá nhanh – tụi mình ghi nhận nhé!”

  • Poster có phong cách trẻ trung, vui nhộn, phối màu cam – nâu – đỏ (món ăn nóng - FnB)

Lưu ý:

  • QR: là mã tĩnh, dễ quét, kích thước rõ nét.

  • Nên đặt ở tầm nhìn ngang ngực – tay cầm điện thoại dễ thao tác.

2.3 Hệ thống thu UID và kích hoạt chăm sóc

  • Ngay sau khi quét mã, khách được dẫn tới trang có thể thực hiện một trong các hành động sau:

    • Form đánh giá món ăn/Đăng ký trải nghiệm sản phẩm mới: 1–2 câu hỏi chọn nhanh

    • Form yêu cầu tư vấn: Khách chọn “Tôi cần gợi ý thêm”, để lại số điện thoại

  • Minigame đơn giản:

    • Áp dụng khi khách đang hứng thú, ví dụ “Chọn món trúng quà”, “Mở thẻ chọn combo phù hợp”

    • Hành động phải ngắn – dễ hiểu – dễ thao tác

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp phối hợp đội ngũ CNV để thiết kế Form Dynamic Action và Game theo đúng nhu cầu doanh nghiệp.

  • Yêu cầu kỹ thuật bắt buộc: Form bắt buộc có hành vi yêu cầu khách “chia sẻ số điện thoại”“Quan tâm Zalo OA”

3. Triển khai giải pháp

Bước 1: Thiết kế luồng hành vi gắn với Mini App

  • Chia hành vi theo ngành để thiết kế chuẩn:

    • FnB → đánh giá món ăn/Tham gia minigame

    • Retail → đánh giá sản phẩm/yêu cầu tư vấn

  • Form cần thiết kế: Ít câu hỏi (1–3 câu), có xác nhận hoàn tất (Ví dụ: “Cảm ơn bạn – Tụi mình ghi nhận rồi nha 🥰”)

  • Game cần: Giao diện đẹp, không lag, phần quà hấp dẫn.

Bước 2: In mã QR và triển khai tại điểm chạm

  • Tùy vào từng ngành nghề:

    • Gắn lên bảng mica, standee mini hoặc dán trực tiếp tại điểm trưng bày.

    • Kèm nội dung hành động rõ ràng như: “Quét để đánh giá nhanh”, “Cần tư vấn thêm? Quét ngay nhé!”

  • Trang đích sau khi quét mã: Tùy theo ngành, dẫn khách đến:

    • Form đánh giá nhanh (FnB & Retail)

    • Form yêu cầu tư vấn sản phẩm mới (Retail)

    • Mini game đơn giản (FnB)

Lưu ý:

  • Form/Game cần tối ưu giao diện di động

  • Thao tác trong 1–2 chạm

  • Không mất thời gian khách

Bước 3: Triển khai chăm sóc sau khi có UID

Việc thu thập được UID khách hàng cho phép doanh nghiệp thiết lập luồng chăm sóc cá nhân hóa tự động đa điểm chạm, CNV gợi ý hành trình chăm sóc khách hàng như sau (Thiết lập chiến dịch gửi tin UID tự động):

Giai đoạn 1 – Sau 1 ngày:

  • Mục tiêu: Nhắc khách quay lại Mini App, tăng tỷ lệ dùng ưu đãi/quà.

  • Hành động:

    • Chiến dịch gửi tin UID tự động

    • Nội dung nhấn mạnh ưu đãi vẫn còn giá trị, kèm gợi nhắc về quyền lợi.

  • Giai đoạn 2 – Sau 3 ngày:

  • Mục tiêu: Kích hoạt FOMO (sợ bỏ lỡ), tạo cảm giác “sắp hết ưu đãi” để thúc đẩy hành vi khách hàng.

  • Hành động:

    • Chiến dịch gửi tin UID tự động

    • Nội dung nhấn mạnh thời hạn của ưu đãi, kèm quyền lợi sắp hết hạn.

    • (Có thể bổ sung) Thông tin ngắn gọn về deal sắp tới hoặc lợi ích nếu khách quay lại sớm.

Giai đoạn 3 – Sau 5 đến 7 ngày:

  • Mục tiêu: Tăng tương tác, đưa khách vào vòng quay lại hoặc chơi game nhận quà.

  • Hành động:

    • Chiến dịch gửi tin UID tự động

    • Nội dung nhấn mạnh thông báo mời khách tham gia Minigame hoặc đổi quà bằng điểm tích lũy.

4. Kết luận

  • Kịch bản “Thu UID tại khu trưng bày – khu tự phục vụ” là 1 chiến dịch đơn giản và mang tính chủ động từ khách hàng, ngay điểm tiếp xúc tự nhiên nhất trong hành trình mua sắm:

    • Ghi nhận UID thật, đúng đối tượng đang có nhu cầu

    • Không tốn nhân lực vận hành, phù hợp mọi mô hình cửa hàng

    • Mở rộng nguồn UIDg để triển khai chiến dịch tự động, cá nhân hóa sau

  • Kịch bản này giúp doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào ZNS, tạo nền tảng để chăm sóc khách hàng đa điểm chạm – đúng thời điểm – đúng hành vi.

👉 Nếu Doanh nghiệp chưa có bộ phận kỹ thuật riêng và cần hỗ trợ, liên hệ ngay CNV để được hỗ trợ chi tiết: https://zalo.me/3808442450833452274

Last updated